Thuốc Coumadine 2 mg, Hộp 2 Vỉ x 10 Viên

* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm

30 ngày trả hàng Xem thêm

 Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.

#6533
Coumadine 2mg Bristol Myers Squibb 2 vỉ x 10 viên
5.0/5

Tìm thuốc Warfarin khác

Tìm thuốc cùng thương hiệu Bristol Myers Squibb khác

Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

Gửi đơn thuốc
Nhà sản xuất

Bristol Myers Squibb

Lựa chọn khác cùng hãng

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết

Tất cả sản phẩm thay thế

Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Thông tin sản phẩm

Hoạt chất:
Quy cách đóng gói:
Thương hiệu:
Xuất xứ:
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:
Hàm Lượng:
Nhà sản xuất:

Nội dung sản phẩm

Thành phần

  • Warfarin: 2mg.

Công dụng (Chỉ định)

Bệnh tim dễ gây nghẽn mạch: Dự phòng các biến chứng huyết khối nghẽn mạch do rung nhĩ (kéo dài hoặc kịch phát), bệnh van hai lá (kèm rung nhĩ), van nhân tạo.

Nhồi máu cơ tim:

  • Dự phòng các biến chứng huyết khối nghẽn mạch do nhồi máu cơ tim biến chứng: Huyết khối nội tâm mạc, loạn năng thất trái nặng, loạn vận động thất trái gây tắc mạch, tiếp nối heparin.
  • Dự phòng nhồi máu cơ tim tái phát, trong trường hợp không dung nạp aspirin.
  • Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi cũng như dự phòng tái phát, tiếp nối heparin.
  • Dự phòng huyết khối tĩnh mạch và nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.
  • Dự phòng cục máu đông trong cathete.

Liều dùng

  • Liều lượng và cách dùng phải được cá thể hóa cho từng bệnh nhân theo đáp ứng INR của bệnh nhân với thuốc. Điều chỉnh liều dựa trên chỉ số INR của bệnh nhân và tình trạng bệnh đang được điều trị.
  • Liều khởi đầu thông thường: 2 – 5mg/ ngày, trong 2 ngày. Liều duy trì khoảng từ 2 – 10mg/ ngày.
  • Liều dùng là rất khác nhau giữa các cá thể. Khi xác định liều dùng cần cân nhắc về kiểu gen, tuổi, chủng tộc, giới tính, trọng lượng cơ thể, thuốc đồng thời và bệnh đi kèm của bệnh nhân.
  • Wafarin có phạm vi điều trị hẹp, cần hết sức thận trọng khi xác định liều cho bệnh nhân.
  • Khi mới sử dụng thuốc, bệnh nhân nên được theo dõi thường xuyên (1 đến vài ngày một lần) chỉ số INR, khi đã ổn định, có thể theo dõi 4 – 6 tuần/lần hoặc lâu hơn (12 tuần/lần).

Cách dùng

  • Coumadine ở dạng viên nén nên được dùng theo đường uống.
  • Khi uống thuốc bệnh nhân nên uống cùng một cốc nước.

Quá liều

  • Triệu chứng: các triệu chứng và dấu hiệu khi xảy ra quá liều Coumadine có thể là: chảy máu ( xuất hiện máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu trong kinh nguyệt quá nhiều, đại tiện phân đen, đốm xuất huyết, bầm tím quá mức, rỉ máu dai dẳng từ bề mặt vết thương, giảm hemoglobin không rõ nguyên nhân).
  • Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng với sốc phản vệ vì thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn.
  • Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
  • Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Không sử dụng thuốc Coumadine cho người có tiền sử mẫn cảm với warfarin hoặc bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.
  • Phụ nữ mang thai, ngoại trừ ở phụ nữ có van tim cơ học.
  • Bệnh nhân có khuynh hướng xuất huyết hoặc rối loạn tạo máu.
  • Phẫu thuật hệ thần kinh trun ương, phẫu thuật mắt hoặc phẫu thuật chấn thương tạo ra một bề mặt mở rộng diễn ra gần đây hoặc dự tính.

Xu hướng chảy máu liên quan đến:

  • Loét dạ dày tiến triển, sự chảy máu quá mức của đường tiêu hóa, sinh dục hoặc đường hô hấp.
  • Xuất huyết hệ thần kinh trung ương, bóc tách động mạch chủ.
  • Viêm màng ngoài tim (pericarditis), tràn dịch màng ngoài tim (pericardial effusion).
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn (bacterial endocarditis).
  • Đe dọa sẩy thai, sản giật và tiền sản giật.
  • Bệnh nhân không được giám sát trong các trường hợp liên quan đến mức độ không tuân thủ cao (ví dụ: mất trí, nghiện rượu, rối loạn tâm thần).
  • Chọc dò tủy sống và các thủ tục chẩn đoán hoặc điều trị khác có khả năng chảy máu không kiểm soát được.
  • Gây tê vùng chính hoặc thắt lưng (Major regional or lumbar block anesthesia).
  • Tăng huyết áp ác tính.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ: hội chứng thuyên tắc cholesterol (Cholesterol embolus syndrome), xuất huyết nội nhãn, đau bụng, đầy hơi, rụng tóc, phát ban, ngứa, rối loạn vị giác, hoại tử mô, đau đầu, ngủ lịm, chóng mặt, tiểu ra máu, thiếu máu, viêm gan, chảy máu đường hô hấp, phản ứng quá mẫn, xuất huyết, rối loạn tạo máu (blood dyscrasias), sốt, hội chứng ngón chân tím (Purple toe syndrome), tăng nguy cơ gãy xương khi sử dụng lâu dài, chứng canxi hóa mạch máu và hoại tử da (Calciphylaxis), tổn thương thận cấp…

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Nguy cơ chính của liệu pháp warfarin là có thế gây chảy máu ở bất cứ nơi nào trên cơ thế. Đế tránh dùng quá liều warfarin, nhất thiết phải theo dõi INR theo khuyến cáo. Nếu quá liều, phải xử trí (xem thêm mục xử trí quá liều). Nếu INR trên mức điều trị nhưng dưới 5, phải giảm liều hoặc ngừng cho tới khi INR trở về mức điều trị. Nếu INR bằng hoặc trên 5,0 nhưng dưới 9,0, phải ngừng warfarin. Nếu tăng nguy cơ chảy máu, có thế cho uống phytomenadion 1 – 2,5 mg hoặc có thế tới 5 mg. Nếu INR bằng hoặc lớn hơn 9,0 phải ngừng warfarin và cho uống phytomenadion 2,5 – 5 mg. Nếu có bất cứ chảy máu ồ ạt nào, phải ngừng warfarin và cho tiêm tĩnh mạch chậm phytomenadion cùng huyết tương tươi, dung dịch đậm đặc chứa yếu tố II, VII, IX và X, hoặc yếu tố tái tổ hợp VIIa. Nếu INR ở mức điều trị mà có xuất huyết, phải tìm nguyên nhân khác như bệnh ở thận hoặc đường tiêu hoá.
  • Hoại tử da và mô mềm tuy hiếm gặp nhưng rất nặng. Nguyên nhân có thế do huyết khối nhưng bệnh sinh còn chưa biết. Người bệnh thiếu hụt protein C có nguy cơ cao mắc chứng này. Phải ngừng liệu pháp coumarin khi thấy tổn thương ở da và phải cho vitamin K. Phải cho heparin đế chống đông máu. Huyết tương tươi đông lạnh hoặc dung dịch đậm đặc protein C cũng có thế có tác dụng. Nếu có hoại tử, phải phẫu thuật.
  • Trước khi bắt đầu điều trị, bao giờ cũng phải loại trừ nguy cơ chảy máu thực thế, như loét, u ở đường tiêu hóa.

Tương tác với các thuốc khác

  • Các isozyme CYP450 tham gia vào quá trình chuyển hóa warfarin bao gồm CYP2C9, 2C19, 2C8, 2C18, 1A2 và 3A4.
  • Các chất ức chế hoặc cảm ứng CYP2C9, 1A2 và/ hoặc 3A4 làm tăng hoặc giảm tác dụng của warfarin.
  • CYP2C9: ức chế (amiodarone, capecitabine, cotrimoxazole, etravirine, fluconazole, fluvastatin, fluvoxamine, metronidazole, miconazole, oxandrolone, sulfinpyrazone, tigecycline, voriconazole, zafirlukast…), cảm ứng (aprepitant, bosentan, carbamazepine , phenobarbital, rifampin…).
  • CYP1A2: ức chế (acyclovir , allopurinol, caffeine, cimetidine, ciprofloxacin, disulfiram, enoxacin, famotidine, fluvoxamine, methoxsalen, mexiletin, norfloxacin, thuốc tránh thai, phenylpropanolamin, Propafenone, propranolol, terbinafine, Thiabendazol, Ticlopidine, verapamil , zileuton), cảm ứng (montelukast , moricizine, omeprazole , phenobarbital, phenytoin, hút thuốc lá).
  • CYP3A4: ức chế (alprazolam, amiodarone, amlodipin, amprenavir, aprepitant, atorvastatin, atazanavir, bicalutamide, cilostazol , cimetidine, ciprofloxacin, clarithromycin, conivaptan, cyclosporine, diltiazem, erythromycin , fluconazole, fluoxetine, fluvoxamine, fosamprenavir, imatinib, indinavir, isoniazid, itraconazole, ketoconazole, nefazodone…), cảm ứng (armodafinil, amprenavir, aprepitant, bosentan, carbamazepine, efavirenz, etravirine, modafinil, nafcillin, phenytoin, pioglitazone, prednison, rifampin, rufinamide).
  • Các thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu làm tăng tác dụng của warfarin dẫn đến tăng tác dụng không mong muốn: thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc giảm đau chống viêm không steroid – NSAID, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin.
  • Thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm: khi phối hợp với warfarin, bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ.
  • Một số loại thực vật hay thảo dược có thể ảnh hưởng đến tác dụng của warfarin: có thể gây chảy máu khi sử dụng một mình (tỏi, bạch quả); làm giảm tác dụng của warfarin (co-enzyme Q10, St. John’s wort, nhân sâm), một số có thể ảnh hưởng đến tác dụng của warfarin thông qua tương tác với CYP450 (echinacea, nước bưởi, bạch quả, goldenseal, St. John’s wort).
  • Coumadine khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.
  • Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình liều lượng.
  • Bênh nhân cần được theo dõi thường xuyên chỉ số xét nghiệm thời gian prothrombin.
  • Tránh các hoạt động hoặc các môn thể thao có thể dẫn đến chấn thương.
  • Bệnh nhân nên ăn một chế độ ăn uống bình thường, cân bằng để duy trì lượng vitamin K phù hợp.
  • Bệnh nhân cần liên lạc với bác sĩ ngay khi nghĩ rằng mình đang mang thai.
  • Trong trường hợp chuẩn bị cho 1 ca phẫu thuật, người bệnh cần dừng uống Coumadine trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
  • Nếu bạn có bệnh mạn tính cần phải dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, bệnh phổi, gan, thận, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và điều chỉnh liều dùng Coumadine nếu cần thiết.
  • Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.

Lưu ý:

  • Với các thuốc Coumadine hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
  • Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
  • Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:

  • Liệu pháp chống đông máu được dùng trong thời kỳ mang thai đế phòng và điều trị huyết khối tắc tĩnh mạch hoặc ở người bệnh mang van tim nhân tạo cơ học, đế phòng và điều trị nghẽn mạch toàn thân. Chống đông máu (bằng heparin hoặc một heparin trọng lượng phân tử thấp) cũng được dùng phối hợp với aspirin đế dự phòng mất thai ở nữ có kháng thế kháng phospholipid và đã có tiền sử mất thai trước. Nếu cần phải dùng liệu pháp chống đông máu cho người mang thai, thường được khuyến cáo dùng heparin không phân đoạn hoăc heparin trọng lượng phân tử thấp, vì các thuốc này không qua nhau thai. Tuy vậy, ít nhất có một heparin trọng lượng phân tử thấp (enoxaparin) có liên quan với tử vong mẹ và thai nhi ở một số người mang thai mang van tim nhân tạo được dự phòng huyết khối bằng heparin trọng lượng phân tử thấp này.
  • Warfarin thường chống chỉ định dùng khi mang thai. Warfarin và các chất chống đông máu thuộc nhóm coumarin qua được hàng rào nhau thai và gây loạn dưỡng sụn xương có chấm vôi, chảy máu và thai chết lưu. Warfarin còn làm tăng nguy cơ xuất huyết ở người mẹ trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Có nhiều chứng cứ cho thấy warfarin chỉ gây bệnh cho phôi khi dùng giữa tuần 6 – 12 thai kỳ và thuốc có thế không gây bệnh cho phôi nếu tránh dùng warfarin trong 6 tuần đầu thai kỳ. Warfarin được khuyên tránh dùng trong các tuần 6 – 12 thai kỳ và gần thời gian đủ tháng (đế tránh chống đông máu ở thai nhi). Người bệnh nữ phải cho thầy thuốc biết có dự định mang thai hay không. Nếu mang thai trong khi đang dùng warfarin, phải biết có nguy cơ tiềm ấn cho thai nhi. Nếu phụ nữ uống thuốc chống đông máu lâu dài vẫn muốn có thai, có 2 lựa chọn: 1/ làm test có thai thường xuyên, nếu thấy có thai, thay thế bằng heparin không phân đoạn hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp. 2/ thay thế warfarin bằng heparin không phân đoạn hoặc heparin trọng lượng phân tử thấp trước khi có thai. Lựa chọn thứ nhất thường được ưa dùng vì thuận tiện và cũng tỏ ra an toàn. Lựa chọn hai an toàn hơn đối với thai nhi nhưng người mẹ phải tăng thời gian tiếp xúc với heparin và do đó tăng nguy cơ bị loãng xương do heparin.

Phụ nữ cho con bú:

  • Warfarin không bài tiết qua sữa mẹ nên dùng được cho người cho con bú.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

Bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xem thêm nội dung
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha
Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

Tại sao chọn chúng tôi

8 Triệu +

Chăm sóc hơn 8 triệu khách hàng Việt Nam.

2 Triệu +

Đã giao hơn 2 triệu đơn hàng đi toàn quốc

18.000 +

Đa dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, dược mỹ phẩm.

100 +

Hơn 100 điểm bán và hệ thống liên kết trên toàn quốc

Hệ Thống Nhà Thuốc chosithuoc.com – Mua nhiều hơn – Giá tốt hơn – Tel: 0828 00 22 44 (8h00 – 21h00)
* Xem chi tiết ưu đãi. Các hạn chế được áp dụng. Giá cả, khuyến mãi và tính khả dụng có thể khác nhau tùy theo thời điểm và tại Parapharmacy.
© 2019 Hộ Kinh Doanh Nhà Thuốc Para Pharmacy. GPDKKD số 41N8151446 do Phòng Kế Hoạch & Tài Chính Tân Bình cấp ngày 01/06/2021. Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM. Email: cskh@parapharmacy.vn.

Thiết kế website Webso.vn