Levetstad 500 Stellapharm 3 vỉ x 10 viên

* Hình sản phẩm có thể thay đổi theo thời gian
** Giá sản phẩm có thể thay đổi tuỳ thời điểm

30 ngày trả hàng Xem thêm

 Các sản phẩm được đóng gói và bảo quản an toàn.

#2856
Levetstad 500 Stellapharm 3 vỉ x 10 viên
5.0/5

Số đăng ký: VD-21105-14

Cách tra cứu số đăng ký thuốc được cấp phép
  • Quy cách
  • Viên - 10,500 đ
  • Hộp 30 viên - 300,000 đ

Tìm thuốc Levetiracetam khác

Tìm thuốc cùng thương hiệu Stellapharm khác

Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

Gửi đơn thuốc
Nhà sản xuất

Stellapharm

 Giao nhanh thuốc trong 2H nội thành HCM

Bạn muốn nhận hàng trước 4h hôm nay. Đặt hàng trong 55p tới và chọn giao hàng 2H ở bước thanh toán. Xem chi tiết

Tất cả sản phẩm thay thế

Chỉ dành cho mục đích thông tin. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Thông tin sản phẩm

Số đăng ký: VD-21105-14
Bảo quản: Dưới 30°C
Hoạt chất:
Quy cách đóng gói:
Thương hiệu:
Xuất xứ:
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:
Hàm Lượng:
Nhà sản xuất:

Nội dung sản phẩm

Thành phần

  • Levetiracetam: 500mg.

Công dụng (Chỉ định)

Đơn trị:

  • Điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên vừa mới được chẩn đoán động kinh.

Điều trị phối hợp:

  • Trong điều trị động kinh khởi phát cục bộ kèm theo hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên bị động kinh.
  • Trong điều trị cơn động kinh rung giật cơ ở người lớn và động kinh giật cơ thiếu niên ở trẻ từ 12 tuổi trở lên.
  • Trong điều trị động kinh co cứng co giật toàn thể hóa nguyên phát ở người lớn và trẻ từ 12 tuổi bị động kinh toàn thể hóa tự phát.

Liều dùng

Đơn trị:

Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên:

  • Liều khởi đầu 250mg x 2 lần/ngày và tăng lên 500mg x 2 lần/ngày sau 2 tuần. Liều này có thể tiếp tục tăng thêm 250mg x 2 lần/ngày mỗi 2 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều tối đa 1500mg x 2 lần/ngày.

Điều trị phối hợp:

Người lớn (>18 tuổi) và trẻ vị thành niên (12 – 17 tuổi) có cân nặng > 50kg:

  • Liều khởi đầu 500mg x 2 lần/ngày.
  • Tùy theo đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp, có thể tăng lên 1500mg x 2 lần/ngày.
  • Có thể thêm 500mg x 2 lần/ngày mỗi 2 – 4 tuần.

Bệnh nhận >= 65 tuổi và bệnh nhân suy chức năng thận:

Liều hằng ngày được điều chỉnh theo chức năng thận:

Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) Liều (mg) Khoảng cách giữa 2 liều (giờ)
>80ml/phút 500 – 1500mg mỗi 12 giờ
50 – 79ml/phút 500 – 1000mg mỗi 12 giờ
30 – 49ml/phút 250 – 750mg mỗi 12 giờ
<30ml/phút 250 – 500mg mỗi 12 giờ
Bệnh thận giai đoạn cuối đang được thẩm phân 500 – 1000mg mỗi 24 giờ

(Sau khi thẩm phân, liều bổ sung khuyến cáo từ 250 – 500mg).

Bệnh nhân suy gan :

  • Không cần chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan từ mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Đối với bệnh nhân suy gan nặng thì độ thanh thải Creatinin có thể không đánh giá hết được mức độ suy thận.
  • Vì vậy nên giảm 50% liều duy trì hàng ngày khi độ thanh thải Creatinin < 70ml/phút/1,73m2.

Cách dùng

  • Levetstad 500 được dùng bằng đường uống với một lượng nước vừa đủ, có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.

Quá liều

  • Triệu chứng: Buồn ngủ, kích động, hung hăng, suy giảm ý thức, suy hô hấp và hôn mê.
  • Trong trường hợp quá liều cấp, có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày để loại bỏ thuốc. Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho Levetiracetam. Điều trị quá liều chủ yếu điều trị triệu chứng và có thể thẩm phân máu. Hiệu quả thẩm phân đạt được khoảng 60% với Levetiracetam và 74% đối với chất chuyển hóa chính..

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Mẫn cảm với Levetiracetam, dẫn chất khác của Pyrrolidon, hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Rất thường gặp:

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Viêm mũi họng.
  • Hệ thần kinh: Buồn ngủ, đau đầu.

Thường gặp:

  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn.
  • Tâm thần: Trầm cảm, hành vi thù địch/hung hăng, lo âu, mất ngủ, căng thẳng/kích động.
  • Hệ thần kinh: Co giật, rối loạn thăng bằng, choáng váng, ngủ lịm, run.
  • Tai và tai trong: Chóng mặt.
  • Hô hấp, lồng ngực và trung thất: Ho.
  • Tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn.
  • Da và mô dưới da: Phát ban.
  • Rối loạn chung và tình trạng tại chỗ dùng thuốc: Suy nhược/mệt mỏi.

Ít gặp:

  • Máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Sụt cân hoặc tăng cân.
  • Tâm thần: Cố gắng tự tử, có ý nghĩ tự tử, rối loạn tâm thần, hành vi bất thường, ảo giác, giận dữ, lẫn, dễ hoảng sợ/tính khí thất thường, kích động.
  • Hệ thần kinh: Mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ, phối hợp bất thường/ mắt điều hòa, dị cảm, rối loạn tập trung.
  • Mắt: Chứng nhìn đôi, nhìn mờ.
  • Gan mật: Thử nghiệm chức năng gan bất thường.
  • Da, mô dưới da: Rụng tóc, chàm, ngứa.
  • Cơ xương và mô liên kết: Yếu cơ, đau cơ.
  • Chấn thương, nhiễm độc và các biến chứng do thủ thuật: Chấn thương.

Hiếm gặp:

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm trùng.
  • Máu và hệ bạch huyết: Giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính.
  • Tâm thần: Tự tử, rối loạn nhân cách, suy nghĩ bất thường.
  • Hệ thần kinh: Múa giật – múa vờn, rối loạn vận động, tăng động.
  • Tiêu hóa: Viêm tụy.
  • Gan mật: Suy gan, viêm gan.
  • Da, mô dưới da: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng..

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

  • Khi xảy ra các phản ứng da nghiêm trọng (hội chứng Stevens­Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc), cần ngừng thuốc ngay và áp dụng các biện pháp điều trị thay thế.
  • Trong trường hợp thuốc làm khởi phát hoặc trầm trọng hơn những rối loạn tâm thần sẵn có ở bệnh nhân, cần giảm liều hoặc ngừng thuốc và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.

Tương tác với các thuốc khác

  • Các thuốc chống động kinh khác: Không có tương tác dược động học đáng kể về mặt lâm sàng với các thuốc chống động kinh khác (carbamazepin, gabapentin, lamotrignin, phenobarbital, phenytoin, primidon, acid valproic). Ở trẻ nhỏ, độ thanh thải levetiracetam tăng 22% khi sử dụng đồng thời với những thuốc động kinh gây cảm ứng men gan. Tuy nhiên; không cần điều chỉnh liều
  • Thức ăn: Thức ăn không làm thay đổi mức độ hấp thu mà chỉ làm giảm nhẹ tốc độ hấp thu levetiracetam.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Không nên ngưng Levetstad 500 đột ngột để tránh nguy cơ gia tăng các cơn động kinh. Khi ngừng thuốc, phải giảm liều levetiracetam dần dần 1 g/ngày, cách quãng 2 tuần.
  • Tự tử, cố gắng tự tử, hay có ý định tự tử được quan sát thấy ở những bệnh nhân sử dụng thuốc chống động kinh.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Phụ nữ mang thai: Chỉ nên dùng Levetstad 500 cho phụ nữ mang thai khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ tiềm ẩn cho bào thai.
  • Phụ nữ cho con bú: Cần cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ khi quyết định ngừng thuốc hay ngừng cho con bú.

Người lái xe và vận hành máy móc

  • Thận trọng đối với bệnh nhân cần thực hiện công việc đòi hỏi kỹ năng như lái xe, vận hành máy móc. Bệnh nhân không nên lái xe hay vận hành máy cho đến khi biết chắc chắn thuốc không ảnh hưởng đến các hoạt động này.

Bảo quản

  • Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Xem thêm nội dung
Bình luận của bạn
Đánh giá của bạn:
*
*
*
 Captcha
Thuốc này được bán theo đơn của bác sĩ

Tại sao chọn chúng tôi

8 Triệu +

Chăm sóc hơn 8 triệu khách hàng Việt Nam.

2 Triệu +

Đã giao hơn 2 triệu đơn hàng đi toàn quốc

18.000 +

Đa dạng thuốc, thực phẩm bổ sung, dược mỹ phẩm.

100 +

Hơn 100 điểm bán và hệ thống liên kết trên toàn quốc

Hệ Thống Nhà Thuốc chosithuoc.com – Mua nhiều hơn – Giá tốt hơn – Tel: 0828 00 22 44 (8h00 – 21h00)
* Xem chi tiết ưu đãi. Các hạn chế được áp dụng. Giá cả, khuyến mãi và tính khả dụng có thể khác nhau tùy theo thời điểm và tại Parapharmacy.
© 2019 Hộ Kinh Doanh Nhà Thuốc Para Pharmacy. GPDKKD số 41N8151446 do Phòng Kế Hoạch & Tài Chính Tân Bình cấp ngày 01/06/2021. Địa chỉ: 114D Bạch Đằng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM. Email: cskh@parapharmacy.vn.

Thiết kế website Webso.vn